Phong thủy >> Chuyên đề ngoại thất

Bình cũ rượu mới cho biệt thự xưa

Đà Lạt đã từng rất nổi tiếng là “thành phố học đường” với sự quý phái, đẳng cấp của các trường “Tây”. Nay có người mạnh dạn dùng một ngôi biệt thự Pháp làm trường học, hẳn có ý kế thừa truyền thống đó?

Kiến trúc cảnh quan và mặt ngoài - tôn trọng nguyên bản tối đa

   Ngoài đặc thù về thiên nhiên, TP. Đà Lạt còn được biết đến qua những công trình kiến trúc đặc trưng thời Pháp. Ngay từ đầu, Đà Lạt đã được người Pháp - cụ thể là KTS Ernest Hébrard - chú trọng việc quy hoạch, với chủ đích tạo nên một thành phố đặc trưng vùng cao.Mỗi công trình khi xây dựng đều được cân nhắc kỹ từng vị trí, tầm nhìn... Suốt từ năm 1921 đến 1949, Đà Lạt có khoảng 1.000 ngôi biệt thự, mỗi công trình mang một nét kiến trúc khác nhau song tất cả vẫn có điểm chung: tôn trọng thiên nhiên.

Hiện nay tại Đà Lạt, cung đường Trần Hưng Đạo kéo dài qua Hùng Vương còn nhiều biệt thự thời Pháp nhất. Sau một thời gian dài hoang phế, dần dần chúng đã được cải tạo, chuyển đổi đưa vào sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Phòng học mới, thư viện - chất liệu, màu sắc được cân nhắc, chọn lọc

Riêng với người viết, lối kiến trúc của ngôi biệt thự giới thiệu trong bài này đã ít nhiều gây tò mò. Và khá bất ngờ với sự tái tạo hiện nay, nhất là “vai trò” mới mà nó đang đảm nhiệm: Trường Ngoại ngữ “DaLat Foreign Language School”.

Khi chuyển đổi mục đích sử dụng từ nhà ở thành trường học, những người phụ trách quản lý đã làm được một việc tưởng chừng dễ nhưng thực ra rất khó - ấy là không thay đổi hình hài của tòa nhà. Việc sử dụng bên trong cũng khéo léo uyển chuyển về công năng và về vật liệu, tận dụng được hầu hết những gì đã có. Nhờ đó, “linh hồn” của ngôi biệt thự đã được phục sinh, đầy sức sống.

  • Bản quyển thuộc về TẬP ĐOÀN HOÀNG GIA       - Địa chỉ: LK 4B(4A), Khu đô thị mới Mỗ Lao, Phường Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 0902 19 59 59/ 090 421 5959                    - Email: tapdoanhoanggia.vn@gmail.com